So sánh sản phẩm

Cây Huyết Dụ

Cây Huyết Dụ

Đặc ĐiểmChiều cao 1m – 1.2 m . Cây huyết dụ là cây lá màu. Thân mảnh, có nhiều sẹo là vết tích của lá cũ đã rụng, ít phân nhành. Lá huyết dụ giống hình lưỡi kiếm, viền mép nguyên, nhọn ở đỉnh hẹp dần ở gốc lá, gân lá ở giữa chạy dài từ đỉnh lá đến hết bẹ lá, hai mặt lá có màu đỏ tía rất đẹp, ngoài ra còn có loại một mặt đỏ một mặt xanh. Hoa mọc thành chùy, phân nhánh,.Quả mọng và có hình cầu.
Áp DụngCây huyết dụ trồng chậu đứng trang trí cho nội thất, văn phòng, nhà ở,..Vì màu sắc tươi và sặc sỡ hơn những loại cây khác giúp không khí nơi làm việc trở nên tươi mới và sinh động hơn. Lá cây huyết dụ có màu sắc rực rỡ làm nổi bật căn phòng.
Ngoài  ra, cây còn được sử dụng để trồng ở các công viên, tiểu cảnh, công trình đô thị,…
Một công dụng khác khá hay là loại cây này còn có tính dược, thích hợp cho đông y vì có khả năng cầm máu rất hiệu quả, ngoài ra cây còn phát huy được nhiều công dụng khác như chữa bệnh phụ khoa, ho ra máu, kiết lị…
 
Cách chăm sóc : 

Đất trồng: Cây huyết dụ thích hợp với  đất trồng tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt, giữ ẩm tốt. Bạn nên bón thêm một ít phân bón hữu cơ để giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Đặc biệt chú ý thiếu đến loại phân bón như Mg và K, thiếu loại này cây sẽ còi cọc, cháy lá và dễ bị chết. Không nên bón phân cho đất trồng vào mùa đông.

Ánh sáng: Cây huyết dụ thích hợp với độ chiếu sáng trung bình và cao từ 50-90%. Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến lá của cây, nên đặc biệt chú ý. Cây cần tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Nhiệt độ: Cây huyết dụ sinh trưởng và phát triển tốt ỏ khoảng 15-27oC, nhiệt độ thấp nhất mà huyết dụ còn có thể chịu đựng là 4oC. Tùy thuộc vào nhiệt độ của khu vực của bạn, mà bố trí vị trí trồng cây cho phù hợp.

Chế độ nước: Cây huyết dụ có nhu cầu nước trung bình. Tưới nước để giữ độ ẩm cho đất trồng, giúp cây hút được nước. Chính vì huyết dụ chịu hạn kém nên cần tưới nước ngay khi thấy đất khô. Khi thiếu nước, lá cây sẽ héo khô và chuyển sang màu nâu. Không nên để cây rơi vào tình trạng này.

Sâu bệnh hại cây: Cây huyết dụ rất dễ mắc bệnh trĩ. nên dùng thuốt bảo vệ thực vật để diệt trừ sâu hại, sau đó, cạo bỏ phần thân cây bị hoại tử, rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch để trị bệnh cho cây.

Chăm sóc tán cây: Cây huyết dụ theo thời gian cũng sẽ tàn nhánh lá, cần quan sát kĩ các nhánh lá, loại bỏ ngay các phần tử bị hư để tránh ảnh hưởng đến các nhánh cây khác.


Tags:,

Chia Sẻ :

© 2018, CÔNG TY TNHH CÂY XANH NAM ĐIỀN

Chat Facebook