Cây Hồng Leo
Cây thuộc dạng leo, sống lâu năm phát triển rất mạnh, cây có thể cao tới 10m, cây càng lâu năm thì thân gốc càng lớn, cành nhánh um tùm và cho ra hoa nhiều hơn, cây hồng leo chịu nắng tốt, có hoa quanh năm và nhiều màu sắc.
Thân chúng có nhiều gai nhọn, cây lâu năm có thân cứng cáp bên ngoài được bao một lớp vỏ mỏng, Thân cây hồng này có thể leo được lên hàng rào hoặc các giàn sẵng, một gốc phân chia rất nhiều thân, khi còn nhỏ thân có màu xanh lục, về già thân lâu năm sẽ chuyển sang màu nâu sẵm.
Lá của cây thuộc lá kép, mỗi lá có nhiều lá chét tròn, thông thường có 5- 7 lá chét gồm 3 cặp đối xứng nhau và một lá ở đầu ngọn. Mỗi phiến lá chét có dạng hình bầu tròn, hai bên mép có nhiều răng cưa, Trên phiến có đường gân nổi rõ ở hai mặt, đường kính lá khoảng 2cm màu xanh đậm.
Hoa đơn tính thường nở thành chùm, mỗi chùm có nhiều hoa đường kính từ 4cm-8cm, Mỗi hoa có nhiều cánh mềm đang xem với nhau từ ngoài vào trong tạo thành cụm rất đẹp, hoa hồng có nhiều màu sắc khác như màu hồng nhạc, hồng đậm, màu trắng, tím, cam đỏ, vàng…mỗi hoa điều có mùi thơm rất dễ chịu. Hoa thường nở rộ vào tháng 4 tháng 5.Sau khi hoa tàn xuất hiện quả, dạng hình cầu dẹt màu đỏ gạch, bên trong quả có nhiều hạt nhỏ.
2. Kĩ thuật trồng
Kỹ thuật trồng cây hoa hồng leo có thể áp dụng trồng cây trực tiếp xuống đất hoặc trồng cây trong chậu. Có 2 phương pháp trồng bằng cách ghép cành hoặc giâm cành đều được.
Đối với phương pháp trồng cây ngoài đất nên chọn nơi có đầy đủ ánh sáng không bị che khuất, đất thoát nước tốt. Sau khi đã lựa chọn được vị trí trồng cây thích hợp nên đào hố sâu và rộng gấp đôi kích thích bầu đất. Trước khi cắm bầu cây xuống cần bón lót các loại phân hữu cơ, vi sinh,…Tùy theo cây giống lớn hay nhỏ mà bón lót với hàm lượng thích hợp.
Phương pháp trồng cây trong chậu thường được đặt cây ở ban công, bệ cửa sổ, sân vườn, nếu che mát quá nhiều cây sẽ sinh trưởng yếu, hoa ít hoặc không nở hoa. Chậu trồng cần phải có lỗ thoát nước tốt để rể cây ăn sâu xuống. Chú ý cần nén chặt gốc cây để cây không bị gió lung lay làm ảnh hưởng đến bộ rễ.
3. Cách chăm sóc:
Chọn đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất giàu mùn, dễ thoát nước, cao ráo, có cấu tượng tốt. Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, bón lót nhiều phân hữu cơ, phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh trước khi lên luống.
Vào mùa khô nên tưới nước cho cây vào buổi sáng, tưới vừa đủ, tránh tưới quá nhiều gây ngập úng bộ rễ, chỉ tưới nước quanh gốc, tránh tưới lên lá và hoa có thể tạo điều kiển cho nấm có hại phát triển trên cây. Vào mùa đông, cách 3 ngày tưới nước một lần, lượng nước tưới ít do độ ẩm trong không khí cao nếu tưới nhiều khiến cây bị ngập úng dễ sâu bệnh.
Bón phân hữu cơ là chủ yếu, nên hòa tan phân vào nước và tưới vào gốc cây hư vậy cây dễ hấp thu hơn hiệu quả cao hơn. Khi cây cao ở mức độ phù hợp thì ta nên bấm ngọn để cho cây mọc thêm nhiều nhảnh và cho ra hoa nhiều hơn.
Lưu ý cây thường hay bị bệnh rếp sáp và sâu ăn lá, cho nên phải kiểm tra thường xuyên nếu phát hiện thì có biện pháp duyệt trừ kị thời.
4. Áp dụng cho cảnh quan:
Hoa hồng leo rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp sang trọng của chúng, cây này cũng được sử dụng nhiều trong cảnh quan sân vườn, đường phố đô thị…
Ở một số công trình khu dân cư cao cấp hoa được trồng tạo thành vòm, hoặc theo cụm, trồng cây cho leo giàn tạo một khối độc đáo.Ngoài ra trong sân vườn cây hồng leo cũng được sử dụng để trồng cho leo hàng rào, cổng ngỏ hoặc trồng ở ban công tạo vẻ đẹp sang trong cho vườn nhà.
Chúng ta cũng có thể trồng cây này vào chậu kiểng có khung sắt tạo giá đỡ để trang trí trước sảnh… Hoa của cây dùng chiết xuất tinh dầu, hoặc cho vào nước để tắm ngâm mình, mang lại mùi thơm quyến rũ cho làn da người phụ nữ.
Chia Sẻ :