Cỏ Vetiver ( Cỏ chống xói mòn)
Công ty TNHH Cây Xanh Nam Điền
Địa chỉ : xóm 14, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
Hà Nội : Nhà Riêng phòng 1606 Tòa Vật Tư Du Lịch, số 8 đường Trần Thủ Độ, Hoàng Mai, Hà Nội ( Sau bến xe Nước Ngầm)
- Là đơn vị có ruộng cỏ trồng theo dự án chống sạt lở dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai
- Tất cả các tép cỏ khi xuất ra đảm bảo 1 quy trình của công ty ( cỏ đủ 1 năm tuổi, tách ra từng tép, mỗi tép phải có rễ kèm theo, được cắt ngắn từ 20-25cm và bó lại thành từng bó mỗi bó có khoảng 100 tép, thười gian khai thác đóng gói chỉ khoảng 1-2 ngày để cỏ được tươi và phát triển tốt)
- Số lượng cung ứng đạt hàng triệu tép
- Giá cả cạnh tranh, vì toàn bộ nguồn hàng của nhà lấy việc cho công nhân làm
- Có hóa đơn VAT khi khách hàng yêu cầu
- Thủ tục giao nhận đơn giản, khách hàng chỉ cần đặt 30-50%, sau khi nhận được hàng và kiểm tra chất lượng, số lượng khách chuyển khoản nốt số tiền còn lại
- Là Công ty cịy xanh uy tín trên thị trường nên mọi giao dịch qua tài khoản bên Công Ty TNHH Cây Xanh Nam Điền đều có xác nhận cô công ty
Nguồn Gốc : Ấn Độ
Đặc Điểm : Cỏ vetiver có thể mọc cao tới 1,5 m và tạo thành các bụi cây rộng gần như vậy. Thân cây cao, các lá dài, mỏng và cứng. Hoa màu tía ánh nâu. Không giống như phần lớn các loài cỏ với hệ thống rễ trải rộng theo chiều ngang tương tự như một tấm thảm, hệ thống rễ của cỏ hương bài mọc thẳng và sâu xuống dưới đất tới độ sâu 2–4 m. Nó có quan hệ họ hàng gần gũi với các loài cỏ có hương thơm khác như sả
Địa chỉ : xóm 14, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
Hà Nội : Nhà Riêng phòng 1606 Tòa Vật Tư Du Lịch, số 8 đường Trần Thủ Độ, Hoàng Mai, Hà Nội ( Sau bến xe Nước Ngầm)
- Là đơn vị có ruộng cỏ trồng theo dự án chống sạt lở dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai
- Tất cả các tép cỏ khi xuất ra đảm bảo 1 quy trình của công ty ( cỏ đủ 1 năm tuổi, tách ra từng tép, mỗi tép phải có rễ kèm theo, được cắt ngắn từ 20-25cm và bó lại thành từng bó mỗi bó có khoảng 100 tép, thười gian khai thác đóng gói chỉ khoảng 1-2 ngày để cỏ được tươi và phát triển tốt)
- Số lượng cung ứng đạt hàng triệu tép
- Giá cả cạnh tranh, vì toàn bộ nguồn hàng của nhà lấy việc cho công nhân làm
- Có hóa đơn VAT khi khách hàng yêu cầu
- Thủ tục giao nhận đơn giản, khách hàng chỉ cần đặt 30-50%, sau khi nhận được hàng và kiểm tra chất lượng, số lượng khách chuyển khoản nốt số tiền còn lại
- Là Công ty cịy xanh uy tín trên thị trường nên mọi giao dịch qua tài khoản bên Công Ty TNHH Cây Xanh Nam Điền đều có xác nhận cô công ty
Nguồn Gốc : Ấn Độ
Đặc Điểm : Cỏ vetiver có thể mọc cao tới 1,5 m và tạo thành các bụi cây rộng gần như vậy. Thân cây cao, các lá dài, mỏng và cứng. Hoa màu tía ánh nâu. Không giống như phần lớn các loài cỏ với hệ thống rễ trải rộng theo chiều ngang tương tự như một tấm thảm, hệ thống rễ của cỏ hương bài mọc thẳng và sâu xuống dưới đất tới độ sâu 2–4 m. Nó có quan hệ họ hàng gần gũi với các loài cỏ có hương thơm khác như sả
Sinh Trưởng : Cỏ vetiver khá dễ trồng, dễ sống, chịu hạn tốt, ít bị sâu bệnh, thấm nước và giữ nước. Nó vừa ưa khô vừa ưa nước, trồng được ở bất kỳ loại đất nào, không kể độ màu mỡ. Cỏ được nhân giống bằng cụm rễ, cành giâm. Cây mọc thành bụi hay khóm lớn.
Áp Dụng trong cảnh quan đời sống , ngoài ra cỏ vetiver còn giúp bảo vệ các công trình đập, kênh, đường bộ, sông hồ thuỷ điện không bị bồi lấp
Áp Dụng trong cảnh quan đời sống , ngoài ra cỏ vetiver còn giúp bảo vệ các công trình đập, kênh, đường bộ, sông hồ thuỷ điện không bị bồi lấp
ĐÔI NÉT VỀ CỎ VETIVER
Cỏ Vetiver là một loại thực vật có bộ rễ rất phát triển, mọc rất nhanh và ăn rất sâu, bám chắc vào trong lòng đất. Chúng có đặc tính là chịu hạn và chịu nước rất tốt, đặc biệt là chúng có thể sống và sinh trưởng được trong vùng ngập nước có mức độ ô nhiễm cao.
Rễ của chúng có thể ăn sâu vào trong lòng đất tới 3,6m trên nền đất tốt. Bộ rễ rất lớn và dài chính là điều kiện tốt cho sự phát triển và sinh trưởng của các loài vi khuẩn và nấm, giúp cho quá trình phân hủy và hấp thụ các chất hữu cơ, Nitơ, phốt pho, kim loại nặng... Thân cỏ Vetiver mọc thẳng đứng, rất cứng, có thể đạt tới 3 m chiều cao, nếu trồng dày thì chúng tạo thành hàng rào sống, kín nhưng vẫn thoáng, khiến nước chảy chậm lại và hoạt động như một màng lọc, giữ lại bùn đất.
Cỏ Vetiver có thể được ứng dụng trong nhiều mục đích như: chống sạt lở các công trình giao thông, xây dựng; giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ cơ sở hạ tầng..., đặc biệt là cỏ Vetiver được sử dụng trong việc xử lý ô nhiễm đất, xử lý nước thải và bảo vệ môi trường.
Cỏ Vetiver có thể được ứng dụng trong nhiều mục đích như: chống sạt lở các công trình giao thông, xây dựng; giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ cơ sở hạ tầng..., đặc biệt là cỏ Vetiver được sử dụng trong việc xử lý ô nhiễm đất, xử lý nước thải và bảo vệ môi trường.
ỨNG DỤNG CỦA CỎ VETIVER CHỐNG SẠT LỞ, BẢO VỆ TALUY ĐƯỜNG
- Ổn định đường cao tốc, đường ray xe lửa: Sử dụng công nghệ cỏ Vetiver trong lĩnh vực này vì chi phí rất thấp chỉ bằng khoảng 15% của biện pháp kỷ thuật thông thường dùng bê tông hoặc tường đá, với kỷ thuật đơn giản, có hiệu quả cao nhất, dễ dàng duy trì biện pháp sinh học để ổn định các trụ chống, tường, cống, kênh tiêu. Đặc biệt đường cao tốc và đường ray xe lửa thường đi qua các đồi núi, đồng ruộng… là những nơi chảy có dòng chảy tập trung với lượng nước rất cao, do đó thường hay bị xói mòn và sạt lỡ rất nghiêm trọng.
- Ổn định đê điều: Ổn định đê điều ven sông ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long để chống xói mòn và sạt lỡ do bão, lũ lụt ở những vùng đê ven biển, những vùng đồng bằng thấp thường hay bị nước mặn xâm nhập khi bị thủy triều lên cao và bão. Khác với cây rễ lớn lúc sống có thể phá hại tường đê và lúc chết đi thì tạo thành đường hầm gây xói lỡ. Hệ thống rễ mảnh của cỏ Vetiver và đặc tính liên kết của nó làm cấu trúc tường vững bền lâu dài và đồng thời làm giảm tối đa sự xói mòn do lũ lụt. Cỏ Vetiver đã được sử dụng thành công để ổn định các tường đập ở Úc và Zimbabwe.
- Ổn định các thềm trên các sườn dốc: Nhằm tạo ra các luống trồng cây lương thực hoặc cây ăn quả có giá trị cao trên những vùng đất trước đây đốt nương làm rẫy nay đã thoái hóa. Khi trồng cỏ Vetiver ở sườn dốc thì cỏ sẽ phát triển thành một hệ thống chống chịu và phục hồi những khu đất bị xói mòn mạnh và làm giảm sự lan rộng xói mòn này trong thực tế.
- Ổn định Sông, kênh rạch, đường thủy: Sự lưu thông của tàu bè, thuyền máy trên các châu thổ sông chính, đặc biệt là châu thổ sông Mêkông thì thường tạo thành sóng và gây xói mòn và sạt lỡ rất nghiêm trọng. Do đó khi trồng cỏ Vetiver ở hai bên bờ sông, kênh rạch thì sẽ làm giảm sự xói mòn và sạt lỡ do sự lưu thông trên gây ra.
- Ổn định đất chua và kiểm soát xói mòn: Kiểm soát xói mòn và ổn định các rãnh thoát nước, các kênh, dòng nước bị đất chua như ở Bãi Sậy– Đồng Tháp ở châu thổ sông MêKông.
- Kiểm soát xói mòn do lũ lụt: Bảo vệ đất và vụ mùa khỏi thiệt hại do lũ lụt ở những vùng thường xảy ra lũ lụt và những vùng đất thấp.
- Đồng lúa: Cố định đê điều, kênh tưới tiêu, cải tạo đất chua và mặn.
- Đồng mía: Bảo vệ đất và giữ độ ẩm, giữ phân bón và hóa chất trong đất, ổn định các đê điều, kênh tưới tiêu, cải tạo đất chua và mặn.
- Các vườn cây ăn quả và vườn ươm cây công nghiệp: Duy trì nước ở vùng khô và bảo vệ đất ở các sườn dốc.
- Thảo nguyên, đồn điền, rừng: Cố định mương máng, cố định bờ suối, điều tiết dòng chảy và lan rộng dòng nước.
- Bảo vệ trang trại và đường làng: Ổn định các con đường này để chống lại lũ lụt và thiệt hại giao thông.
- Bảo vệ đập nước, các kệnh tưới tiêu: Giữ vững các công trình bằng đất và các tường chắn bằng bê tông.
- Bảo vệ Ao ở trang trại và làng xóm: Lọc cạn để giữ lại bùn và rác từ các vùng xung quanh có thể gây ô nhiễm hoặc làm bẩn nước cung cấp.
- Bảo vệ hạ tầng cơ sở ở những vùng lũ lụt và vùng thấp. Ổn định đê điều, bờ sông, đường đắp qua các vùng bị ngập lụt, các kênh tưới, tiêu nước.
- Bảo vệ Ao hồ nuôi trồng thủy sản: Ổn định đường và bờ, giữ môi trường đất ẩm ướt để khử chất thải gây ô nhiễm.
- Chống cát bay, cát nhảy gần bờ biển, lấn dần diện tích đất canh tác, lấp các dòng chảy sông suối.
ỨNG DỤNG CỦA CỎ VETIVER TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Ứng dụng tại các nước trên thế giới
- Sử dụng cỏ Vetiver trong xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải nhiễm chất hữu cơ cao: Năm 1996, tại Ôxtrâylia, cỏ Vetiver lần đầu tiên được dùng để xử lý chất thải từ các nhà vệ sinh. Qua thực nghiệm cho thấy, 100 khóm cỏ Vetiver trên một diện tích khoảng 50 m2 có thể đủ để phân hủy hết lượng nước thải từ một khu vệ sinh ở một công viên. Cũng tại đây, người ta đã xử lý rất hiệu quả khối lượng lớn nước bằng cỏ Vetiver, tới 1,4 triệu lít nước thải/ngày tại một nhà máy chế biến lương thực và 1,5 triệu lít nước thải/ngày tại một lò mổ sản xuất thịt bò.
- Xử lý nước rỉ từ bãi rác: Nước rỉ từ bãi chôn lấp rác thường có mức độ ô nhiễm chất hữu cơ và kim loại nặng rất cao. Ở Ôxtrâylia và Trung Quốc đã giải quyết vấn đề này bằng cách trồng cỏ Vetiver trên các bãi rác và lấy luôn nước thải thấm rỉ để tưới. Kết quả thu được tốt tới mức đáng ngạc nhiên, mức độ ô nhiễm giảm hẳn trong khi cỏ Vetiver phát triển tốt.
- Xử lý nước thải chăn nuôi: Trung Quốc là nước nuôi nhiều lợn nhất trên thế giới. Năm 1998, chỉ riêng tỉnh Quảng Đông có tới 1.600 trại nuôi lợn, trong đó hơn 130 trại sản xuất hơn 10.000/trại con Lợn thịt mỗi năm. Mỗi trại lợn này xả ra 100 - 150 tấn chất thải mỗi ngày, kể cả phân lợn tập trung từ các lò mổ, chứa rất nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Xử lý nước thải ở các trại lợn là một trong những vấn đề bức xúc nhất ở những khu vực đông dân cư tại đất nước này. Vấn đề đã được giải quyết bằng việc sử dụng cỏ vetiver tạo ra các vùng đất ngập nước, chất thải được phân hủy phần lớn tại các đồng cỏ ngập nước này và chất lượng môi trường đã được cải thiện.
- Chặn giữ bùn đất và các hóa chất nông nghiệp bị rửa trôi từ đồng ruộng: Ở Thái Lan, một số thí nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoàng gia Huai Sai (tỉnh Phetchaburi) cho thấy, cỏ Vetiver trồng thành nhiều hàng theo đường đồng mức trên đất dốc có tác dụng như một đập nước sống.
- Hấp thụ kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác: Cỏ Vetiver có khả năng hấp thụ nhanh chóng các kim loại nặng và các chất dinh dưỡng khác trong nước và có thể chịu được những chất này dù ở hàm lượng rất cao. Tuy hàm lượng những chất này trong cỏ Vetiver nhiều khi không cao như ở một số giống cây siêu tích tụ khác, nhưng do nó phát triển rất nhanh và cho năng suất rất cao nên cỏ Vetiver có thể hấp thụ một lượng chất dinh dưỡng và kim loại nặng lớn hơn nhiều so với phần lớn các giống cây siêu tích tụ khác. Sự phân bố kim loại nặng trong cỏ Vetiver có thể chia làm 3 nhóm: Rất ít As, Cd, Cr và Hg do rễ hấp thụ được chuyển lên thân lá (1 - 5%); Một lượng vừa phải Cu, Pb, Ni và Se do rễ hấp thụ được chuyển lên thân lá (16 - 33%) và Zn được phân bố đồng đều ở thân lá và rễ (40%).
- Các vườn cây ăn quả và vườn ươm cây công nghiệp: Duy trì nước ở vùng khô và bảo vệ đất ở các sườn dốc.
- Thảo nguyên, đồn điền, rừng: Cố định mương máng, cố định bờ suối, điều tiết dòng chảy và lan rộng dòng nước.
- Bảo vệ trang trại và đường làng: Ổn định các con đường này để chống lại lũ lụt và thiệt hại giao thông.
- Bảo vệ đập nước, các kệnh tưới tiêu: Giữ vững các công trình bằng đất và các tường chắn bằng bê tông.
- Bảo vệ Ao ở trang trại và làng xóm: Lọc cạn để giữ lại bùn và rác từ các vùng xung quanh có thể gây ô nhiễm hoặc làm bẩn nước cung cấp.
- Bảo vệ hạ tầng cơ sở ở những vùng lũ lụt và vùng thấp. Ổn định đê điều, bờ sông, đường đắp qua các vùng bị ngập lụt, các kênh tưới, tiêu nước.
- Bảo vệ Ao hồ nuôi trồng thủy sản: Ổn định đường và bờ, giữ môi trường đất ẩm ướt để khử chất thải gây ô nhiễm.
- Chống cát bay, cát nhảy gần bờ biển, lấn dần diện tích đất canh tác, lấp các dòng chảy sông suối.
ỨNG DỤNG CỦA CỎ VETIVER TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Ứng dụng tại các nước trên thế giới
- Sử dụng cỏ Vetiver trong xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải nhiễm chất hữu cơ cao: Năm 1996, tại Ôxtrâylia, cỏ Vetiver lần đầu tiên được dùng để xử lý chất thải từ các nhà vệ sinh. Qua thực nghiệm cho thấy, 100 khóm cỏ Vetiver trên một diện tích khoảng 50 m2 có thể đủ để phân hủy hết lượng nước thải từ một khu vệ sinh ở một công viên. Cũng tại đây, người ta đã xử lý rất hiệu quả khối lượng lớn nước bằng cỏ Vetiver, tới 1,4 triệu lít nước thải/ngày tại một nhà máy chế biến lương thực và 1,5 triệu lít nước thải/ngày tại một lò mổ sản xuất thịt bò.
- Xử lý nước rỉ từ bãi rác: Nước rỉ từ bãi chôn lấp rác thường có mức độ ô nhiễm chất hữu cơ và kim loại nặng rất cao. Ở Ôxtrâylia và Trung Quốc đã giải quyết vấn đề này bằng cách trồng cỏ Vetiver trên các bãi rác và lấy luôn nước thải thấm rỉ để tưới. Kết quả thu được tốt tới mức đáng ngạc nhiên, mức độ ô nhiễm giảm hẳn trong khi cỏ Vetiver phát triển tốt.
- Xử lý nước thải chăn nuôi: Trung Quốc là nước nuôi nhiều lợn nhất trên thế giới. Năm 1998, chỉ riêng tỉnh Quảng Đông có tới 1.600 trại nuôi lợn, trong đó hơn 130 trại sản xuất hơn 10.000/trại con Lợn thịt mỗi năm. Mỗi trại lợn này xả ra 100 - 150 tấn chất thải mỗi ngày, kể cả phân lợn tập trung từ các lò mổ, chứa rất nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Xử lý nước thải ở các trại lợn là một trong những vấn đề bức xúc nhất ở những khu vực đông dân cư tại đất nước này. Vấn đề đã được giải quyết bằng việc sử dụng cỏ vetiver tạo ra các vùng đất ngập nước, chất thải được phân hủy phần lớn tại các đồng cỏ ngập nước này và chất lượng môi trường đã được cải thiện.
- Chặn giữ bùn đất và các hóa chất nông nghiệp bị rửa trôi từ đồng ruộng: Ở Thái Lan, một số thí nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoàng gia Huai Sai (tỉnh Phetchaburi) cho thấy, cỏ Vetiver trồng thành nhiều hàng theo đường đồng mức trên đất dốc có tác dụng như một đập nước sống.
- Hấp thụ kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác: Cỏ Vetiver có khả năng hấp thụ nhanh chóng các kim loại nặng và các chất dinh dưỡng khác trong nước và có thể chịu được những chất này dù ở hàm lượng rất cao. Tuy hàm lượng những chất này trong cỏ Vetiver nhiều khi không cao như ở một số giống cây siêu tích tụ khác, nhưng do nó phát triển rất nhanh và cho năng suất rất cao nên cỏ Vetiver có thể hấp thụ một lượng chất dinh dưỡng và kim loại nặng lớn hơn nhiều so với phần lớn các giống cây siêu tích tụ khác. Sự phân bố kim loại nặng trong cỏ Vetiver có thể chia làm 3 nhóm: Rất ít As, Cd, Cr và Hg do rễ hấp thụ được chuyển lên thân lá (1 - 5%); Một lượng vừa phải Cu, Pb, Ni và Se do rễ hấp thụ được chuyển lên thân lá (16 - 33%) và Zn được phân bố đồng đều ở thân lá và rễ (40%).
Ứng dụng cỏ Vetiver tại Việt Nam
Cỏ Vetiver mặc dù được du nhập vào Việt Nam từ năm 1999 nhưng chủ yếu được trồng để lấy tinh dầu. Gần đây, loài cỏ này đã được nghiên cứu, thử nghiệm và trồng ở nhiều nơi với các mục đích khác nhau như: Làm sạch nước trong đầm hồ chăn nuôi cá ở đồng bằng sông Cửu Long, xử lý nước thải Nhà máy giấy ở Bắc Ninh, xử lý nước thải nhà máy Phân đạm Hà Bắc... Tuy nhiên, cỏ Vetiver cũng chưa dành được sự quan tâm nhiều dù rằng đây là giải pháp xử lý ô nhiễm đơn giản, hiệu quả và rất rẻ tiền.
Chia Sẻ :