So sánh sản phẩm

Cây Nhãn

Cây Nhãn

Nhãn là cây ăn trái được phát triển mạnh trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế cao. Là loài cây nhiệt đới lâu năm, quả chứa nhiều dinh dưỡng, có thể ăn tươi, sấy khô hay đóng hộp. Là cây dễ trồng nhưng để đạt năng suất và chất lượng quả nhãn như ý muốn thì không phải ai cũng làm được. 

 

Đặc điểm cây nhãn:

– Là cây ưa nắng, nếu bị rợp nhãn sẽ ít quả. Chỉ những cành nhận đầy đủ ánh nắng mới cho trái tốt.

– Nhiệt độ thích hợp cho cây nhãn sinh trưởng và phát triển là từ 21–27 độC. Mùa hoa nở cần nhiệt độ cao hơn là 25–31 độ C. Mùa đồng kéo dài nhiệt độ thấp là điều kiện để nhãn phân hóa mầm hoa.

– Nhãn có thể trồng trên nhiều loại đất. Tuy nhiên đất trồng thích hợp nhất là đất cát, đất pha cát, đất cát giồng, đất phù sa ven sông, không thích hợp trồng trên đất sét nặng.

1. Thời vụ trồng:

Một năm có 2 mùa vụ chính gieo trồng cầy nhãn thích hợp nhất. Ở Miền Bắc: tháng 2 – 3 và tháng 8 – 9 và Miền Nam: Đầu và cuối mùa mưa

– Trồng vào cuối mùa mưa nếu đủ lượng nước tưới (tháng 10-11 dương lịch) để đến mùa nắng cây có đầy đủ ánh sáng sẽ phát triển tốt hơn.

– Nếu trồng vào mùa mưa ( khoảng tháng 5 – 6 dương lịch ) cần chú ý thoát nước. Vì nếu mưa nhiểu đất nén chặt nhãn dễ bị chết do rễ bị chặt quá.

2. Chuẩn bị đất trồng:

– Rễ nhãn chịu nước kém, nếu bị ngập trong thời gian dài sẽ bị thối rễ, chết cây.

– Ở các vùng ĐBSCL nên trồng nhãn trên mô. Mô đất đắp thành hình tròn rộng 6 – 8 tấc, cao 5 – 7 tấc. chú ý đến việc bờ bao, cống bọng thoát nước cho nhãn trong mùa mưa lũ.

– Những vùng đất cao đào hố kích thước 60x60x60cm hoặc 80x80x80cm.

– Trộn đều 15-20kg phân chuồng hoai mục bằng TRICODERMA, 0,5kg NPK 16–16–8  và  0,5–1,0kg vôi với đất mặt dùng làm mô, hoặc lấp vào hố bón lót.

 

3. Chọn Giống:

– Nhãn tiêu da bò: nhãn tiêu huế, tiêu lá bầu, tiêu đường…là những loại nhãn đang đc nhà vườn ưa chuộng (phát triển nhanh, năng suất cao, dễ xử lý ra hoa trái vụ, 2 năm cho 3 vụ trái…).

– Nhãn long: dễ trồng, cho năng suất nhưng chất lượng không cao (hạt to, cơm mỏng, nhiều nước…).

– Nhãn giồng da bò: phẩm chất khá, cơm ráo, dày cơm , 1 năm thu 1 vụ.

– Nhãn xuồng cơm vàng: được bà con khá ưa chuộng, trái to, dày cơm nhưng năng suất không cao.

Cây giống nhãn xuồng cơm vàng

4. Cách trồng:

– Nhãn được trồng với khoảng cách 5x6m hoặc 6x6m tùy vào từng chất đất và mô hình trồng, trong những năm đầu, khi cây chưa giao tán, có thể trồng xen những cây ngắn ngày như rau, đậu, ổi…

– Cách trồng: Khoét lỗ trên mô (hốc) vừa với bầu cây con. Nhẹ nhàng xé bỏ bọc nylon rồi đặc bầu cây vào lỗ lấp đất lại vừa khuất mặt bầu, ém đất xung quanh gốc. Cắm cọc để buộc cây con vào (để tránh rễ bị lung lay dễ làm đứt rễ). Tưới đẫm nước sau đó thường xuyên giữ ẩm cho cây.

 

5. Chăm sóc:

– Sau khi trồng cần phủ gốc bằng rơm rạ và tưới ẩm thường xuyên đến khi cây ra lá ổn định. Vùng có gió bão nên cắm cọc và buộc chặt cây để không bị lay gốc khi cây còn nhỏ.

– Khi cây lên cao được 80 – 100cm cần bấm bỏ ngọn để cây phát sinh cành bên. Hàng năm cần cắt tỉa những cành không cần thiết như cành vượt, cành tăm, cành sâu bệnh,…

Nên tỉa vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 vào những ngày nắng (thời gian sau vụ thu hoạch quả).

 

Làm cỏ, xới xáo: làm cỏ thường xuyên tránh cạnh tranh dinh dưỡng. Hạn chế sự cư trú, xâm nhập của sâu bệnh gây hại.

Kết hợp xới xáo đất làm thông thoáng giúp bộ rể tăng cường trao đổi chất. Không dùng cuốc lưỡi xới sâu làm tổn thương bộ rễ. Tuyệt đối không diệt cỏ bằng các hóa chất trong vườn (ảnh hưởng đến rẽ non phát triển)

Tưới, tiêu nước: Nhãn rất cần nước, nếu được tưới đầy đủ nhãn sẽ phát triển nhanh, ra hoa, kết trái tốt.

Rất cần nước nhưng lại là cây chịu úng kém nên cần có hệ thống thoát nước trong mùa mưa. Đối với những vườn có nguy cơ bị ngập trong mùa mưa lũ thì nên có hệ thống bờ bao vững chắc để kịp thời bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết.

Bón phân: Tùy vào tình trạng cây, tuổi cây, điều kiện đất đai mà có chế độ bón phân khác nhau. 

Tags:,

Chia Sẻ :

© 2018, CÔNG TY TNHH CÂY XANH NAM ĐIỀN

Chat Facebook