So sánh sản phẩm

Cây Dừa

Cây Dừa

Công dụng: Cây Dừa là một loại cây cảnh quan được sử dụng rất nhiều. Dừa được trồng làm cây xanh đô thị, tạo cảnh quan trong một số công viên, khuôn viên khu đô thị hay trồng trong các resort lớn, khu nghĩ dưỡng, tạo không gian trong các quán cafe miệt vườn, nhà hàng đồng quê

 
1/ Đặc điểm của cây dừa

***Đặc điểm hình thái

Dừa là cây thân cột mọc thẳng, không phân nhánh. Cây có chiều cao trung bình từ 15-20m, có cây cao từ 20-30m, với đường kính thân cây trưởng thành thường hơn 30cm. Thân cây Dừa tròn, có nhiều đốt ngắn từ gốc đến ngọn. Dừa có rễ bất định sinh ra liên tục ở phần đáy gốc thân, không có rễ cọc. Lúc mới mọc có màu trắng, sau chuyển sang màu đỏ nâu.
Lá cây Dừa là dạng lá đơn xẻ thùy lồng chim, lá dài từ 3-7m tạo thành tàu dài tỏa ra nhiều hướng và rũ xuống gốc.
Một cây Dừa có khoảng từ 30-35 tàu lá. Mỗi tàu lá có 2 phần. Phần cuống lá không mang lá chét, lồi ở mặt dưới, phẳng hay hơi lõm ở mặt trên, đáy lá phình to bám chặt vào thân cây và khi rụng sẽ để lại sẹo trên thân.
Phần còn lại mang từ 90-120 lá chét ở mỗi bên. Số lượng lá chét không đối xứng qua sống lá chính. Các lá chét có màu xanh lục đạm và mỗi lá đều có gân chính cứng như khung xương nâng đỡ lá.
Hoa Dừa thuộc loại đơn tính, hoa đực và hoa cái riêng lẻ nhưng ở trên cùng một gié hoa. Hoa của cây Dừa là loài tạp tính, có cả hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính trên cùng một cụm hoa. Hoa Dừa mọc ra từ nách lá. Thông thường mỗi nách lá mang một phát hoa. Do đó có bao nhiêu lá mới là có khả năng có bấy nhiêu phát hoa được sinh ra mỗi năm.


Mỗi phát hoa có thể mang trung bình từ 5-10g phấn hoa. Mỗi hoa đực chứa khoảng 272 triệu hạt phấn có kích thước rất nhỏ. Số lượng hoa cái trung bình từ 20-40 cái trên mỗi phát hoa tùy theo giống. Số hoa cái trên buồng ít hơn hoa đực.
Quả của cây Dừa là quả hạch, hình trứng, có 3 cạnh. Đường kính quả từ 20-15cm, vỏ quả Dừa dừa dày từ 1-5cm tùy theo giống, phần cuống có thể dày đến 10cm. Vỏ có nhiều xơ, hóa gỗ cứng khi già, ở đỉnh có 3 lỗ nhỏ. Cơm dừa bắt đầu hình thành 5 tháng sau khi thụ phấn, có thể thu hoạch để uống nước vào tháng thứ 7-8. Cơm Dừa thơm ngon, có vị ngọt thanh mát nên thường được dùng để ăn, làm mứt, làm bánh kẹo hoặc vắt nước cốt sử dụng… Cây Dừa thường ra quả vào tháng 3-4 hàng năm

*** Đặc điểm sinh thái

Cây Dừa là cây ưa sáng, sống được ở nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất là ở đất bồi ven sông, suối, ven biển. Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển là 27oC và giao động từ 20-34oC. Nhiệt độ thấp dưới 15oC sẽ gây ra hiện tượng rối loạn sinh lý và ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Cây Dừa phát triển tốt trên đất thịt pha cát, thoát nước tốt. Chúng có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như ưa thích nơi sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường. Tuy nhiên cây cần độ ẩm cao để có thể phát triển một cách tối ưu nhất. Cây cũng khó trồng và khó phát triển trong các khu vực khô cằn hay ngập úng.

2/ Công dụng của cây dừa

Cây Dừa rất thân quen và hữu dụng đối với đời sống con người. Hầu như tất cả các bộ phận của cây đều có ích. Thân Dừa dùng làm nhà, làm các đồ thủ công mỹ nghệ; đồ gia dụng như đũa; bàn; kệ; xơ dừa dùng dệt thảm; sọ dừa chế than hoạt tính; trái dùng để ăn. Chúng là nguyên liệu chế biến nhiều món ngon bổ dưỡng… Dừa còn là loại cây cho quả tương đối nhiều vì thế nó có giá trị kinh tế đáng kể.
Ngoài ra, cây Dừa còn là một loại cây cảnh quan được sử dụng rất nhiều. Dừa được trồng làm cây xanh đô thị, tạo cảnh quan trong một số công viên, khuôn viên khu đô thị hay trồng trong các resort lớn, khu nghĩ dưỡng, tạo không gian trong các quán cafe miệt vườn, nhà hàng đồng quê,…


 

 

 

Tags:,

Chia Sẻ :

© 2018, CÔNG TY TNHH CÂY XANH NAM ĐIỀN

Chat Facebook